Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Không như ở các thành phố lớn sử dụng nguồn nước máy, hầu hết các địa phương ở nước ta đang sử dụng nguồn nước giếng khoan. Tuy nhiên, giữa thực trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước thì nước giếng khoan cũng cũng không đủ an toàn cho con người. Cùng tìm hiểu những giải pháp xử lý nước giếng khoan hiệu quả sau đây nhé!

Đọc thêm:






Nguồn nước ngầm  hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm amoni, nitrit, nước nhiễm mặn, nước lợ….. Sự ô nhiễm nguồn nước ngầm làm cho chất lượng nước giếng khoan ngày càng trở nên kém đi và có nguy cơ bị ô nhiễm cao.


Các loại nước ô nhiễm:


- Nước nhiễm mặn


Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu ha đất nhiễm mặn, chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên cả nước. Tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, ở đây có hơn 700 ngàn ha đất mặn và nhiễm mặn, địa bàn bị mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng từ 30 – 40km. Ngoài ra, ở các tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận… diện tích đất nhiễm mặn cũng lên đến vài chục ngàn ha. Khi đất bị nhiễm mặn thì nước ngầm không tránh khỏi việc bị nhiễm mặn.

- Nước nhiễm sắt, Mangan


Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, khu vực Hà Nội và lân cận

Đặc điểm nước bơm lên rất trong, có mùi tanh, để tiếp xúc với không khí sau khoảng 30 phút  có cặn nhiều cặn màu vàng hoặc váng nổi trên bề mặt, trong bể chứa hoặc bồn khi ta sờ vào thành bể thấy nhớt màu đen.

- Nước nhiễm Amoni, Nitrit, Asen,H2S


Khu vực Hà Nội, khu vực lân cận và các thành phố, thi trấn
do sự ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp mà các khu vực trung tâm thành phố, các khu vực xung quanh các khu công nghiệp hay các bãi rác.

- Nước có độ cứng cao hay nhiễm đá vôi


Khu vực Hà Giang, Tuyên Quang, Long Biên (Hà Nội)

Nguồn nước nhiễm độ cứng cao hay nước có chứa nhiều ion Caxi, Magiê. Khi  đun sôi sẽ tạo ra rất nhiều cặn trắng còn gọi là cặn vôi, gây ra hỏng các thiết bị nóng lạnh, tắc đường ống, hỏng màng lọc các máy lọc nước tinh khiết RO…

- Nước lợ


Nước ngầm khu vực ven và cận biển miền Trung

Các giải pháp xử lý nước giếng khoan

1. Hệ làm thoáng- Lắng- lọc


Xử lý Sắt, Mangan, hợp chất hữu cơ, rong rêu cặn bẩn, H2S….

Hệ xử lý gồm có giàn phun mưa với mục đích làm thoáng, tạo điều kiện cho Fe2+  chuyển sang dạng sắt (III) kết tủa Fe(OH)3 sau đó qua bể lắng và bể lọc thì kết tủa sắt (III) hydroxit sẽ bị giữ lại do cơ chế lọc khe hở và cơ chế hấp phụ.

2. Giải pháp lọc tổng


Giải pháp 1 xử lý cũng rất hiệu quả tuy nhiên nó chiếm khá nhiều diện tích vì vậy thông thường giải pháp lọc tổng sẽ phù hợp hơn đối với những khu vực thành phố, diện tích chật hẹp. Tham khảo http://vanphuc.com.vn/he-thong-loc-nuoc/lam-mem-nuoc-vp-s1300.html


Với ưu điểm là nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, xử lý hiệu quả, thẩm mỹ hơn nên được khá nhiều hộ dân sử dụng.

Tùy vào thành phần mà nguồn nước bị ô nhiễm mà có các loại vật liệu lọc xử lý chuyên dụng . Các loại vật liệu như: Cation cho nước cứng, nhiễm vôi; Than hoạt tính: hấp phụ đa năng các loại hợp chất hữu cơ, kim loại, clo ,màu mùi…..;Vật liệu chuyên dụng xử lý kim loại : Sắt , Mangan, Asen….

3. Máy lọc nước


Sử dụng máy lọc nước là giải pháp xử lý  triệt để nhất, tuy nhiên nó lại chỉ đáp ứng với công suất nhỏ cho mục đích  ăn uống mà không thể cung cấp cho sinh hoạt được.

Với nguồn nước nhiễm mặn, nhiễm lợ, nhiễm kim loại nặng thì sử dụng công nghệ Ro khá hiệu quả và an toàn

Với nguồn nước bị nhiễm H2s, amoni, Nitrit, vi khuẩn.. thì nên sử dụng máy lọc nước theo công nghệ Nano để hiệu quả lọc cao nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Unordered List

Sample Text

Bài xem nhiều

Bài đăng gần đây

Text Widget